Đăng ký email

Tư vấn miễn phí

Online 1
Online 2

Thống kê

quangvu.net Online: 13

quangvu.net Today: 931

quangvu.net Yesterday: 244

quangvu.net Total: 703,841

Quảng cáo

Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, luật sư dân sự, luật sư hôn nhân gia đìnhhttp://luatsupro.com

Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự

Số lần xem: 13,904 Ngày đăng: 27/06/2015 11:46:55

Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra; để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với họ.

* Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

- Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ

* Thời hạn tạm giữ:

- Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

- Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày.

- Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày.

- Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn;

Khi ra quyết định tạm giữ, nếu người bị tạm giữ có con chưa thành niên dưới 14 tuổi và thân nhân là người tàn tật, già yếu không có người chăm sóc, thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải giao những người đó cho người thân thích hoặc cho chính quyền địa phương chăm sóc. Trong trường hợp người bị tạm giữ có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom, thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải áp dụng những biện pháp bảo quản thích đáng. Cơ quan ra lệnh tạm giữ phải thông báo cho người bị tạm giữ những biện pháp đã được áp dụng để chăm sóc con nhỏ, người thân già yếu, tàn tật và bảo quản nhà cửa, tài sản của người bị tạm giữ.

* Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.

- Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.

- Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

- Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

*Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11, ngày ngày 26 tháng 11 năm 2003