Đăng ký email

Tư vấn miễn phí

Online 1
Online 2

Thống kê

quangvu.net Online: 8

quangvu.net Today: 2,021

quangvu.net Yesterday: 1,085

quangvu.net Total: 7,975,799

Quảng cáo

Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, luật sư dân sự, luật sư hôn nhân gia đìnhhttp://luatsupro.com

Nghị định 05 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2012

Số lần xem: 9,155 Ngày đăng: 19/01/2015 14:32:26

Theo Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động năm 2012, Nghị định này có nhiều thay đổi đáng kể, vượt bậc so với những quy định trước đây như hợp đồng lao động, thử việc, tiền lương, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội dung chủ yếu của Nghị định như sau:

- Người đứng đầu cơ quan, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

- Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết.

- Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động (ngoại trừ khoản 3, điều 27, BLLĐ 2012).

- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động “Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động” trong các trường hợp sau đây:

+ Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;

+ Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

+ Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

- Nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động, Nghị định cũng khẳng định, nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, người lao động sẽ được trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương; trường hợp không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

- Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Theo đó, người lao động hưởng lương theo thời gian sẽ được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định hoặc khi làm ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng theo định mức đã thỏa thuận. Trong đó, tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường ít nhất bằng 150% tiền lương thực trả theo công việc đang làm; đối với ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởn lương, tiền lương ít nhất bằng 200% và 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với lao động hưởng lương theo ngày...

- Về Nội quy lao động và thủ tục, trình tự xử lý kỷ luật lao động được quy định cụ thể ở Chương V của Nghị định.

Cũng theo Nghị định này, người tham gia cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục sẽ không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật trong thời gian tham gia đình công. Đối với những lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công vẫn được trả lương ngừng việc và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.